News Ticker

Menu
Được tạo bởi Blogger.

NHA TRANG CỔ KÍNH - NHÀ THỜ NÚI


       Xưa nay khi đi du lịch Nha Trang hầu hết du khách nghĩ ngay đến các chương trình tham quan-du ngoạn biển đảo, nhưng ít ai biết một Nha Trang với hàng trăm công trình kiến trúc được bàn tay con người vun đắp qua bao thập kỷ, Nha Trang cũng là minh chứng sắc sảo cho sự hội tụ nhiều nền văn hóa từ các vùng miền, từ các quốc gia xoay quanh nền văn hóa bản địa. Điểm đến của chuyến đi ngược dòng văn hóa Nha Trang xin bắt đầu từ công trình kiến trúc Thiên Chúa Giáo quan trọng nhất của Giáo Phận Nha Trang, đó chính là Nhà thờ Chánh tòa Ki Tô Vua (Nhà thờ Đá Nha Trang).

Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, trên phần còn lại của Hoa Sơn (một trong 4 đỉnh núi thiêng). Xưa kia, đây là vùng đất hoang sơ, khi người Pháp đến Nha Trang đã cho xẻ đôi núi Hòn Một. Nửa phía Tây của ngọn núi này được san phẳng bởi 500 quả mìn để có diện tích 4.500m2 xây nhà thờ. 
Nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 3/9/1928 dưới sự giám sát của Linh mục Louis Vallet, đến ngày 14/5/1933 khánh thành, Cha Louis Vallet chọn Chúa Kitô Vua làm Bổn Mạng Nhà thờ. Tháng 12/1941 công trình chính thức hoàn tất.
Công trình được tạo tác theo lối kiến trúc Gô-tích với 3 phần rõ rệt, phần dưới cùng là cửa, phần giữa là ô cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô điểm những bông hoa hồng; phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông. Tổng diện tích xây dựng là 720m2. Đứng từ xa nhìn, nhiều người vẫn lầm tưởng công trình kiến trúc đồ sộ này được xây dựng bằng đá chẻ, nhưng thực tế đá chẻ chỉ được dùng lát đường và sân. Còn toàn bộ các bức tường của nhà thờ được xây bằng táp lô xi măng. Chính linh mục Louis Vallet cùng các cộng sự đã trực tiếp đúc nên các khối táp lô này. Đặc biệt, chỉ phần mái bằng của hành lang chạy dọc hai bên được đổ bê tông cốt thép, còn toàn bộ mái vòm của nhà nguyện đều được dùng cốt tre cật và lưới thép mắt cáo.
Lễ Phục Sinh 1929, khai trương con đường cho xe chạy lên núi. Ðến tháng 6 cùng năm, lối đi lên núi dành cho người đi bộ (gồm 53 bậc cấp) nằm ở hướng Bắc được hoàn thành. Sau đó là các công trình phụ như nhà bếp, nhà ở cho người giúp việc, nhà kho, các bậc thang từ đường chính lên... lần lượt được đưa vào sử dụng. Ðến tháng 3, 1930, hoàn thành xây nhà xứ (tức là nhà dành cho các sinh hoạt ngoài phụng vụ của giáo xứ). Ngày 12 tháng 2, 1933, Vua Bảo Ðại có viếng thăm công trình này.
Tháp chuông cao 38m được khánh thành vào ngày 3 tháng 12 năm 1935, trên đỉnh treo 3 quả chuông do hãng Buordons Carrillons sản xuất. Quả chuông đầu tiên có âm mi giáng được nhà thờ hành pháp làm phép vào ngày 29-7-1934, hai quả còn lại có âm đô và âm la được hành lễ làm phép năm 1939. Trên tháp chuông còn có gắn 1 chiếc đồng hồ lớn, có 4 mặt quay ra 4 hướng. Khoảng năm 1969, đồng hồ trên tháp bị hư và đã không được sửa cho tới tận năm 1978 và tiếp tục hoạt động từ đó đến nay.
Nổi bật nhất của nhà thờ Núi chính là khu Thánh đường. Bước qua cửa Tiền Đàn, ta sẽ bắt gặp một không gian mênh mông, khoáng đạt và tràn ngập ánh sáng. Đặc điểm nổi bật nhất của kiến trúc Gotic tại nơi đây chính là các vòm cuốn hình múi uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Hoa văn trang trí sử dụng những đoạn thẳng, được bố trí hài hòa, tạo nên vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần trang nghiêm. 14 tràng đàn (cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su) được mô phỏng bằng các bức họa treo trên tường. Bên cạnh đó, để khai thác hiệu quả ánh nắng mặt trời của hai hướng Đông và Tây, các nhà thiết kế đã cho lắp nhiều loại kính màu xanh, đỏ vào các cửa vòm, cửa hoa hồng. Tất cả đã tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp và nhẹ nhàng, làm dịu đi bầu không khí trang nghiêm vốn có thường thấy ở những nơi thờ phụng. Khu cung thánh là một không gian mở, những bức tranh Thánh bằng kính màu ở đây tạo nên vẻ đẹp rực rỡ và sang trọng.
Ngày 24 tháng 10, 1945, linh Mục Louis Vallet qua đời. Thi hài ông được an táng dưới chân núi, bên phải con đường lên nhà thờ.
Ngày 10 tháng 06, 1987, vách đá dọc theo con đường chính lên nhà thờ được làm thành nơi đặt tro cốt những người chết được bốc dỡ từ nghĩa trang của giáo xứ theo quyết định của Nhà nước.
Ngoài ra, Nhà thờ cũng thực hiện một số chỉnh trang nhỏ như:
- 17 tháng 02, 1990, gia cố chân núi dưới hang đá Ðức Mẹ.
- 14 tháng 3, 1991, sửa và mở rộng đường chính thêm 1,5 mét.
- 28 tháng 10, 1991, đặt tượng Mười hai thánh tông đồ, mỗi tượng cao 1 mét và tượng Chúa Kitô Vua cao 1,2 mét dọc theo đường lên nhà thờ.
- 19 tháng 12, 1992, đặt 12 tượng các thánh bao quanh sân nhà thờ: Gioan Tẩy giả, Phaolô, Gioakim, Anna, Máccô, Luca, Banaba, Tổng lãnh thiên thần Micae - Raphaen - Gabrien, Mátta, Maria Mađalêna và tượng Ðức Mẹ cứu vớt các linh hồn.
- 19 tháng 1, 1993, đặt 8 tượng thánh: Stêphanô, Gioan Maria, Vianê, Monica, Cecilia, Anê, Phanxicô Assisi, Anphongsô, Gioan Lasan.
- 9 tháng 9, 1993, đặt 4 tượng: Chúa Kitô Phục Sinh, thiên thần hộ thủ, thánh Máctin Porét và thánh Ðaminh.
- 17 tháng 3, 1994, sửa nền hang đá Ðức Mẹ, đặt lại tượng thánh Bécnađét.
Năm 1996 nhà thờ được trùng tu các hạng mục: 12 tượng Thánh tông đồ, chúa KiTô.
Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang không chỉ là địa điểm linh thiêng để các giáo dân đến cầu nguyện chúa ban hồng ân, mà còn là một địa chỉ kiến trúc độc đáo níu chân du khách mỗi lần ghe thăm phố biển, làm phong phú thêm các chương trình du lịch địa phương.
PHƯƠNG QUYÊN




Share This:

Post Tags:

Nha Trang Event

Nha Trang Event chuyên giới thiệu các chương trình du lịch tại Nha Trang -Đà Lạt - Miền Trung - Tây Nguyên, Thiết kế các chương trình du lịch theo yêu cầu. Thiết kế và thực hiện các chương trình Teambuilding - Event theo yêu cầu của khách hàng

No Comment to " NHA TRANG CỔ KÍNH - NHÀ THỜ NÚI "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM