CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER YERSIN
Alexander
Yersin có tên đầy đủ là Alexandre John Emile Yersin (A. Yersin) sinh năm 1863 tại
Thụy Sĩ, là nhà khoa học lỗi lạc, ông đã sống hơn 50 năm ở Việt Nam mà phần lớn
thời gian tại Nha Trang.
Cả
cuộc đời Yersin đã cống hiến cho khoa học 55 công trình nghiên cứu có giá trị và
đa phần được viết khi ông sống ở đất Nha Trang.
Vào
năm 1885 ông đến Pháp, nghiên cứu y học tại Hôtel-Dieu de Paris. Một năm sau ông
gia nhập viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại trường sư phạm Pari.
Năm
1889, ông cộng tác với Roux, hai người cùng khám phá độc tố bạch hầu. Lúc bấy
giờ,Yersin làm bác sĩ trên tài Volga trên tuyến hàng hải Sài Gòn – Manila nhưng
vào năm sau ông đã được thuyên chuyển sang tuyến hàng hải mới mở Sài Gòn – Hải
Phòng. Cả chuyến đi cũng như chuyến về, con tàu đều dừng lại ở Nha Trang. Thật
lạ kì lần nào đến Nha Trang, Yersin cũng bị mê hoặc đến sững sờ bởi vùng đất
hoang dã với mảng thực vật trên đất liền đẹp rực rỡ. Chính vì vậy, vào ngày
29/7/1891, Yersin quyết định đến sống ở Nha Trang, ông cho dựng một ngôi nhà gỗ
ở Xóm Cồn và mở một phòng khám chữa bênh miễn phí cho người nghèo. Ông thực hiện
những chuyến thăm du hàng trăm cây số
trong những vùng đồi núi và ông cứ trú tại các ngôi làng người Thượng,tại đây
ông học chút ít ngôn ngữ, săn bắn và chữa bệnh cho họ.
Năm
1893, Alexander Yersin khám phá ra công nguyên Langbiang, nơi mà hiện nay đã trở
thành thành phố Đà Lạt.
Cuộc
sống yên bình cho đến tháng 5 năm 1894, bệnh hạch dịch bùng phát mạnh ở Hồng
Kông, Yersin đã được cử đến Hồng Kông để ngiên cứu bệnh dịch.Yersin đã dựng 1
căn nhà tre ở ngoài bệnh viện để làm việc, tại đây ông đơn độc làm việc trong hoành
cảnh thiếu thốn mọi điều kiện nhưng cuối cùng ông cũng tìm ra trực khuẩn dịch hạch.
Đến
năm 1895, Yersin trở lại viện Pasteur ở Pari và cùng với Roux, Borrel điều chế
ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Chính vì muốn sản xuất ra nhiều
huyết thanh nên vào năm 1896 Yersin đã quyết định thành lập 1 trang trại chăn
nuôi ngựa tại Suối Dầu.
Năm
1898, ông thành lập Viện Pasteur ở Nha Trang. Đến năm 1902, toàn quyền Doul
Doumer mời Yersin ra Hà Nội để mở 1 trường Y hiện thân của Đại học Y Hà Nội và được
bỏ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên. 27/2/1902, thầy hiệu trưởng A.Y khai giảng
khóa đầu tiên và thiết lập giáo trình hình mẫu Đại học Pháp: Sáng khám bệnh ở bệnh
viện; chiều dành cho lý thuyết.
Ngoài
ra, A.Y cũng là người đầu tiên nhân giống cây cao su và trồng tại Việt Nam, ông
trở thành chủ của 1 đồn điền cao su kiếm tiền đủ để nuôi sống Viện Pasteur của
ông. Đặc biệt, Yersin đã khám phá đỉnh Hòn Bà và cho xây dựng 1 con đường dài
30km quanh co, uốn khúc từ Suối Dầu lên Hòn Bà, tại đây ông cho trồng cây trà đầu
tiên trên đỉnh Hòn Bàvà đây cũng chính là cây trà tổ của nghành công nghiệp trà
Việt Nam.
Vâng,
thưa quý khách trong khoảng thời gian ở Nha Trang, Alexander Yersin đã cùng
chung sống với người dân nghèo chài lưới và đã được người dân trìu mến gọi ông
với cái tên vô cùng thân mật đó là “ Ông Năm”. Ông Năm là người vô cùng yêu quý
trẻ em,giúp đỡ người đau yếu,hướng dẫn cho mọi người ăn ở vệ sinh để bảo vệ sức khỏe của mình.
Bên
cạnh đó, Yersin còn có phòng đọc sách dành cho trẻ em,ông hay cho kẹo, chiếu
phim và đưa chúng lên làu 3 xem thiên văn. Trong quá trình xem thiên văn,nếu
phát hiện thấy gió lớn hay sắp có bão thì ông sẽ treo đèn báo bão để ngư dân biết,
đồng thời khi lũ về, Yersin sẽ kêu gọi mọi người đến nhà ông ở, cung cấp thức
ăn và nước uống cho họ.
Nhưng
là con người sinh ra ai cũng sẽ phải ra đi, Alexander Yersin từ trần tại nhà
riêng ở Nha Trang vào ngày 1/3/1943. Ông để lại di chúc “Tôi muốn chôn ở Suối Dầu,
nằm úp ôm ấp đất và đầu quay ra biển đông”, mọi tài sản còn lại ông xin tặng hết
cho Viện Pasteur Nha Trang......đám tang của ông được diễn ra lặng lẽ, giản dị,
không kèn trống, không điếu văn giống
như cuộc đời của ông vậy.......
Quần
thể di tích danh nhân A. Yersin ở Khánh Hòa gồm các địa danh tiêu biểu như: thư
viện A. Yersin tại Viện Pasteur Nha Trang, phòng làm việc (nay là chùa Linh Sơn
Pháp Ấn), khu mộ của A. Yersin tại Suối Dầu. Lầu Ông Năm nơi ở và làm việc của
ông tại Nha Trang bị bỏ hoang sau ngày ông mất, năm 1946 lính Pháp chiếm làm đồn
bốt, năm 1954 chính quyền Sài Gòn tiếp quản. Năm 1978, căn nhà được sử dụng làm
Viện điều dưỡng của Bộ Công an (nay là nhà nghỉ 378 đường Trần Phú).
Năm
1990 được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.
No Comment to " CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER YERSIN "